Kết quả biểu quyết nghị quyết về Ukraine của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong phiên họp ngày 24-2 - Ảnh: REUTERS
Liên hợp quốc thông qua 3 nghị quyết về UkraineTheo Hãng tin Reuters, ngày 24-2 (giờ địa phương), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua hai nghị quyết kêu gọi kết thúc chiến tranh tại Ukraine.
Ngay sau đó, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng đã thông qua một nghị quyết về chủ đề tương tự. Các động thái trên diễn ra ngay đúng ngày kỷ niệm 3 năm cuộc chiến tại Ukraine bùng nổ.
Hai nghị quyết được Đại hội đồng thông qua lần lượt do Ukraine và Mỹ soạn thảo. Bản thân câu chuyện hậu trường xung quanh hai nghị quyết này phản ánh rõ quan điểm ngày càng xa rời nhau giữa Kiev và Washington - đồng minh quan trọng nhất của họ.
Nghị quyết do Ukraine khởi xướng được sự hậu thuẫn từ các nước châu Âu. Giống như ba nghị quyết từng được thông qua vào những năm 2022, 2023 và 2024, nghị quyết của Ukraine lần này tiếp tục chỉ trích vai trò của Nga trong cuộc chiến và bản chất của cuộc chiến, cũng như yêu cầu Matxcơva chịu trách nhiệm với hậu quả chiến tranh...
Tuy nhiên, hôm 21-2, Mỹ bất ngờ yêu cầu Kiev chủ động rút nghị quyết này. Thay vào đó, Washington đề xuất một bản nghị quyết khác ngắn ngọn và trung lập hơn rất nhiều, chỉ dài khoảng ba dòng chữ.

Phiên bản nghị quyết của Mỹ không chỉ trích Nga, chỉ "tiếc thương" những sinh mạng đã mất đi bởi "cuộc xung đột Nga - Ukraine", nhấn mạnh mục tiêu chính của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình, an ninh thế giới và dàn xếp các mâu thuẫn bằng biện pháp hòa bình.
Văn bản này cũng yêu cầu các bên tham chiến nhanh chóng chấm dứt xung đột để hướng đến hòa bình lâu dài.
Bất chấp yêu cầu của Mỹ, Ukraine đã không rút nghị quyết do mình khởi xướng. Điều đó dẫn đến việc Đại hội đồng cùng biểu quyết thông qua hai nghị quyết về Ukraine trong một phiên họp.
Tại cơ quan này, nỗ lực của Washington đã phần nào thất bại sau khi không thể ngăn các nước châu Âu điều chỉnh bản nghị quyết của mình. Các nội dung được thêm vào là chỉ trích việc tấn công Ukraine của Nga và nhấn mạnh sự ủng hộ của Liên hợp quốc với độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.
Hai bản nghị quyết trên đều được Đại hội đồng thông qua. Bản của Ukraine được 93 phiếu thuận, 65 phiếu trắng và 18 phiếu chống. Mỹ, Nga, Triều Tiên và Israel có lần hiếm hoi cùng bỏ phiếu chống nghị quyết này.
Nghị quyết của Mỹ cũng được 93 phiếu thuận, nhưng có đến 73 phiếu trắng.
Ngay sau phiên họp Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tiếp tục họp để thông qua nghị quyết thứ ba. Nghị quyết này do Mỹ soạn thảo, với nội dung trùng với nghị quyết nước này đưa ra Đại hội đồng.
Trong một lần hiếm hoi,thủ dâm cực mạnh Hội đồng Bảo an đã thông qua một nghị quyết về Ukraine với 10 phiếu thuận và không phiếu chống. Năm nước còn lại trong hội đồng là Pháp, phim sex melody marks Anh, Đan Mạch, Hy Lạp và Slovenia đều bỏ phiếu trắng.
"Nghị quyết này đưa chúng ta bước vào đường đến hòa bình. Đây là bước đầu tiên, cũng là bước quan trọng và chúng ta cần tự hào về nó. Giờ đây chúng ta phải dùng nó để xây dựng tương lai hòa bình cho Ukraine, Nga và cộng đồng quốc tế" - quyền đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc, bà Dorothy Shea phát biểu trước Hội đồng Bảo an.
Ông Putin đề xuất hợp tác đất hiếm với MỹTổng thống Nga Putin chia sẻ trên truyền hình quốc gia ngày 24-2 - Ảnh: REUTERS
Trong một bài phát biểu ngày 24-2, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định "những giao dịch phát triển kinh tế lớn với Nga" sắp diễn ra.
Chỉ hai giờ sau đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì cuộc họp với một số bộ trưởng và cố vấn kinh tế về việc hợp tác cùng Mỹ liên quan đến khoáng sản quý như nhôm và đất hiếm.

Ông Putin phát biểu trên truyền hình quốc gia Nga sau cuộc họp: "Chúng tôi sẵn sàng đề xuất (hợp tác) với các đối tác Mỹ nếu họ bày tỏ mong muốn làm việc chung. Nội hàm 'đối tác' ở đây không chỉ là các cơ quan hành chính, chính phủ mà còn cả các doanh nghiệp Mỹ.
Không thể nghi ngờ việc chúng tôi sở hữu nguồn tài nguyên (đất hiếm) dồi dào hơn Ukraine rất nhiều và tôi muốn nhấn mạnh điều đó".
Ngoài ra, ông cũng cho biết các doanh nghiệp Nga có thể cung cấp đến 2 triệu tấn nhôm mỗi năm cho thị trường Mỹ nếu Washington mở cửa lại với xứ bạch dương.
"Nguồn cung nhôm từ Nga sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến giá cả, nhưng theo quan điểm của tôi, nó vẫn có tác động kiềm chế giá", tổng thống Nga khẳng định.
Trước khi Mỹ bắt đầu áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu với Nga vào năm 2023, thị phần nhôm từ Nga chiếm đến 15% nhôm nhập khẩu vào Mỹ.
Tổng thống Nga cũng nhấn mạnh nước này không quan ngại việc Mỹ và Ukraine có thể sắp đạt thỏa thuận chia sẻ đất hiếm trị giá hàng trăm tỉ USD.
Ông Trump và ông Macron thống nhất cử binh sĩ châu Âu đến UkraineÔng Trump và ông Macron họp báo chung ở Nhà Trắng ngày 24-2 - Ảnh: REUTERS
Ngày 24-2, Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron họp báo chung tại Nhà Trắng.
Tại đây, cả hai tiếp tục thể hiện mối quan hệ tốt kéo dài nhiều năm giữa hai người. Tuy nhiên, hai nhà lãnh đạo cũng không ngần ngại bày tỏ quan điểm trái chiều nhau về vấn đề kết thúc chiến tranh tại Ukraine.
Ông Trump từ chối chỉ trích Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong khi ông Macron khẳng định rõ ràng Nga "là bên hung hăng" trong cuộc chiến tại Ukraine.
Tổng lãnh sự quán Nga tại Pháp bị ném thiết bị nổÔng Zelensky muốn Trung Quốc hỗ trợ hòa bình và tái thiết UkraineÔng Trump khẳng định muốn đạt lệnh ngừng bắn sớm nhất có thể và đang cố gắng dàn xếp một thỏa thuận giữa Nga và Ukraine. Ông cũng hco biết sẽ công du Matxcơva và gặp ông Putin ngay sau khi thỏa thuận ngừng bắn được hoàn thành.
Trái lại, ông Macron kêu gọi: "Chúng tôi muốn hòa bình, ông ấy muốn hòa bình. Chúng tôi cũng muốn hòa bình sớm, nhưng chúng tôi không muốn một lập trường mong manh. Bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào đều cần được đánh giá, kiểm tra và xác thực".
Tuy nhiên, hai nhà lãnh đạo vẫn cùng đồng tình rằng cần có lực lượng gìn giữ hòa bình từ các nước châu Âu đến đóng tại Ukraine sau khi đạt được thỏa thuận hòa bình.
Tổng thống Pháp khẳng định trong buổi họp trước họp báo với ông Trump: "Họ sẽ không đóng dọc chiến tuyến. Họ sẽ không tham gia bất kỳ cuộc xung đột nào. Họ ở đó chỉ để đảm bảo hòa bình được tôn trọng".
Tổng thống Mỹ khẳng định đồng tình với điều đó. "Ừa, ông (Putin) sẽ đồng ý với điều đó. Tôi đã hỏi ông ấy cụ thể về chuyện đó. Ông ấy không có vấn đề gì với nó", ông Trump khẳng định.
Sức khỏe cải thiện, Giáo hoàng Francis bắt đầu làm việc lạiGiáo hoàng Francis - Ảnh: REUTERS
Ngày 24-2, Tòa thánh Vatican thông báo Giáo hàng Francis vẫn cực kỳ yếu ớt vì bệnh viêm phổi kép, nhưng tình hình sức khỏe đã "có một chút cải thiện".
Cập nhật y tế mới nhất cho biết: "Tình trạng lâm sàng của Đức Thánh cha, mặc dù vẫn ở mức nguy kịch, cho thấy có một chút cải thiện".
Theo đó, Giáo hoàng vẫn đang được cung cấp oxy, "mặc dù với lưu lượng và phần trăm oxy hơi giảm".
Bản cập nhật cũng cho biết "tình trạng suy giảm chức năng thận nhẹ" được báo cáo lần đầu tiên hôm 23-2 "không đáng lo ngại".
Reuters dẫn lời một quan chức Vatican không nêu tên cho biết Giáo hoàng Francis có thể ăn uống bình thường và tự mình đứng dậy, di chuyển trong phòng bệnh.
Tuyên bố của Vatican cũng khẳng định chiều 24-2, Giáo hoàng đã đủ khỏe để trở lại công việc. Tối cùng ngày, ông đã trao đổi điện thoại với giáo xứ Công giáo ở Gaza.
Những thông tin được đưa trong bối cảnh người đứng đầu Giáo hội Công giáo trải qua đêm thứ 11 tại Bệnh viện Gemelli ở Rome (Ý), lần nhập viện lâu nhất trong thời gian tại vị.
Chính quyền Mỹ bật đèn xanh cho các cơ quan liên bang phớt lờ ông MuskTổng thống Mỹ Donald Trump và tỉ phú Elon Musk tham gia phỏng vấn chung tại Nhà Trắng tối 18-2 - Ảnh: AFP
Ngày 24-2, Văn phòng Quản lý nhân sự Mỹ (OPM) thông báo với các cán bộ nhân sự rằng việc nhân viên không phản hồi email của Ban Hiệu suất chính phủ (DOGE) hỏi về công việc đã làm trong thời gian qua sẽ không được xem là từ chức.
Loạt tối hậu thư tới nhân viên liên bang Mỹ và lý giải bất ngờ của ông MuskCán bộ cũng được quyền không trả lời email này, theo một thông báo nội bộ của Bộ Tư pháp Mỹ.
Động thái trên diễn ra ít ngày sau khi DOGE và lãnh đạo không chính thức của họ, tỉ phú Elon Musk, yêu cầu các nhân viên chính phủ Mỹ làm rõ các phần việc mình đảm nhiệm.
Lệnh của ông Musk đã gây ra sự chia rẽ trong chính quyền ông Trump. Một số cơ quan đã ra lệnh cho nhân viên trả lời email của DOGE, trong khi các cơ quan khác cho phép nhân viên bỏ qua yêu cầu của tỉ phú này.
Hoa anh đào nởChim vành khuyên đậu trên cành hoa anh đào nở rộ tại đền Yushima Tenmangu ở thủ đô Tokyo ngày 24-2 - Ảnh: AFP